Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm


Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm, giấy phép quảng cáo trên truyền hình, giấy phép quảng cáo trên báo chí, giấy phép quảng cáo trên xe và giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
1. Cơ sở pháp lý:

(i) Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 16/11/2001

(ii) Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo

(iii) Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hoá thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo

(iv) Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT ngày 08/12/2005 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hoá thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
2. Hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm

- Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (bản sao);

- Mẫu (market) sản phẩm quảng cáo thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đề nghị cấp phép;

- Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không thuộc thuốc dùng cho người; vắc xin, sinh phẩm y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm nêu trên phải có bản sao "tiêu chuẩn cơ sở và Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Dịch vụ tư vấn, xin giấy phép quảng cáo thực phẩm của Luật Bạch Minh
a) Tư vấn và giải đáp miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm cụ thể:

- Tư vấn các quy định của pháp luật về việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;

- Tư vấn thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm;

- Tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần và đủ cho việc xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm;

- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
b) Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm:

- Luật Bạch Minh phối hợp cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tài liệu xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;

- Công chứng, chứng thực các giấy tờ có liên quan.
c) Đại diện khách hàng xin giấy phép quảng cáo thực phẩm:

- Nếu được khách hàng uỷ quyền, Luật Bạch Minh sẽ đại diện cho khách hàng nộp và theo dõi hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

- Nhận kết quả là Giấy phép quảng cáo thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Đại diện đăng ký nhãn hiệu  cho người nước ngoài tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Nước ngoài cũng đang tích cực đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp trước khi vào Việt Nam cũng nên quan tâm tới việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ở Việt Nam.

S&B Law trân trọng giới thiệu thủ tục đăng ký thương hiệu tại Việt Nam như sau:
I. Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Thời gian đang ký nhãn hiệu:


Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua 3 giai đoạn thẩm định:

Thẩm định về hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Thẩm định nội dung: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thời gian cấp bằng sẽ là 2 tháng.

Nhãn hiệu sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sử dụng cho nhiều nhóm sản phẩm và dịch vụ

Tài liệu cần thiết:

Tên đầy đủ và địa chỉ của người nộp đơn.
Danh mục hàng hoá và/ hoặc dịch vụ của đơn.

Số đơn, ngày nộp đơn ưu tiên, nước nộp đơn ưu tiên.

Giấy uỷ quyền (theo mẫu của S&B Law)

15 mẫu nhãn hiệu.

II. Dịch vụ đại diện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

S&B Law là Đại diện Sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận theo Quyết định số 417/QĐ-SHTT. S&B Law có mạng lưới đối tác rất lớn, là các công ty luật và các đại diện sở hữu trí tuệ và có thể hỗ trợ khách hàng các dịch vụ sau:


+ Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

+ Tư vấn về các thủ tục pháp lý và đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

+ Làm thủ tục xin gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

+ Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.

+ Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.

» Đăng ký Nhãn hiệu tại VN

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam: