Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

1. Khái niệm, giải thích

- Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
- "Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

2. Các tài liệu cần có của đơn đăng ký nhãn hiệu

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)

(c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

2.2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
(a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

2.3. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang

Bạn muốn đăng ký nhãn hiệu hãy tới văn phòng luật sư bạch minh

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Thủ tục công bố thực phẩm sữa nhập khẩu

Thủ tục công bố thực phẩm sữa nhập khẩu

1) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh sữa (02 bản sao công chứng).
2) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate Of Analysis): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
3) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân).
4) Riêng trường hợp với sản phẩm Sữa và Phụ gia thực phẩm thì cần bổ xung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale): 02 bản sao y công chứng.
5) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

Hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm sữa nhập khẩu

1. Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng (theo Mẫu 1 ban hành kèm theo văn bản này);
2. Quyết định của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu 2 ban hành kèm theo văn bản này);
3. Quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở (vẽ riêng hoặc vẽ kèm trong bản công bố)
4. Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam (bản sao công chứng).

5. Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
6. Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).
7. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).
8. Bản sao Giấy phép quảng cáo thực phẩm chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
9. Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.



Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Quy trình đăng ký nhãn hiệu logo

Quy trình đăng ký nhãn hiệu logo

Theo quy trình đăng ký logo, nhãn hiệu thì trước khi đăng ký doanh nghiệp cần có phải đáp ứng một số thủ tục giấy tờ như sau:

1. Hồ sơ đơn đăng ký logo nhãn hiệu phải bao gồm:

- Nhãn hiệu 12 nhãn(logo) (kích thước 8cm x 8cm):Đây là tài liệu tối thiểu không thể thiếu, bạn muốn bảo hộ độc quyền logo như thế nào thì bạn phải chuẩn bị mẫu logo đó để tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ.
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền. Được quy định kèm theo thông tư 01/2007 của Bộ Khoa Học Công Nghệ, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn có thể tải tại đây
- 01 giấy giới thiệu có ký đống dấu của chủ đơn
- 01 bản sao Đang ký kinh doanh của doanh nghiệp

2.Quy trình đăng ký nhãn hiệu bảo logo:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, Quý khách có thể thực hiện tuần tự quy trình đăng ký logo, nhãn hiệu hàng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành tra cứu logo và nhãn hiệu cho khách hàng để tránh trường hợp bị trùng lặp hoặc nhầm lẫn với logo của công ty khác.
Bước 2: Thiết lập hồ sơ đăng ký logo, nhãn hiệu độc quyền.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký logo, nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam trong vòng 03 ngày.
Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp trong vòng 04 ngày.
Bước 4: Quá trình theo dõi đơn đăng ký logo nhãn hiệu
- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
- 07 ngày: xác lập quyền ưu tiên đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 02 tháng(kể từ này nộp đơn): Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- 09 tháng(kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ): Thông báo cấp Giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm (kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH CHUYÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÀM THỦ TỤC GIẤY TỜ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trụ sở : 101/72 Nguyễn Chí Thanh,
quận Đống Đa,T.p Hà Nội
Tel: 04.37756814 - 0904 152 023

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Điều 6. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.

2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.

3. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.

Điều 7. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu  kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

d) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;

đ) Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về việc công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kết hôn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Điều 8. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ, kết hôn với người nước ngoài

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.

Điều 9. Thời hạn giải quyết việc đăng ký nhãn hiệu kết hôn

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 35 ngày.

Điều 10. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày đã phỏng vấn trước.

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.

2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an, Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn (bản sao không cần chứng thực) gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan công an thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.

Điều 11. Lễ đăng ký nhãn hiệu kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.

4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Điều 12. Từ chối đăng ký nhãn hiệu kết hôn

1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch;

c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định;

d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;

đ) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng;

e) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

g) Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;

h) Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;

i) Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).

2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Điều 13. Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ tương tự quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện thực hiện xác minh làm rõ.

c) Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định này, người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

2. Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, cơ quan đại diện có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho cơ quan đại diện.

3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

4. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

5. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 4 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.

6. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký nhãn hiệu  kết hôn từ đầu.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

9 trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài

9 trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài

LTS: Từ ngày 15-5-2013, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định chi tiết về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam;… Dưới đây, Binhphuoc Online xin giới thiệu cùng bạn đọc về những nội dung chính trong nghị định này.

* Những trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 12 của nghị định này, có 9 trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn như sau: Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam; bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch; việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định; có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn; một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng; một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời; các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng; các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).

Các cặp đôi thanh niên công nhân tại lễ cưới tập thể

Đặc biệt, vệc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

* Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.

Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.

Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.

* Lễ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 1 bản chính giấy chứng nhận kết hôn.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức. Việc cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài khi chưa ly hôn?

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài khi chưa ly hôn?

Hiện tại, tôi muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn với người Singapore tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi ở Singapore tôi đã đăng ký kết hôn với một người Singapore khác và hiện đang làm thủ tục ly hôn. Vậy, bây giờ ở Việt Nam tôi có được đăng ký kết hôn với người Singapore không? Tôi cần làm những thủ tục gì?

Gửi bởi: Thai Kim Vy 

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 103 của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam thì trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Theo đó, điều kiện kết hôn theo Điều 9 và Điều 10 của Luật bao gồm:

- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

Trước đó, bạn đã kết hôn với người Singapore. Hiện tại, bạn đang trong quá trình làm thủ tục ly hôn nên về mặt pháp lý, bạn và người đó vẫn đang là vợ chồng. Do vậy, bạn sẽ không được kết hôn với người Singapore sau này, khi bạn chưa thực hiện xong thủ tục ly hôn để chấm dứt về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng với người vợ/chồng cũ của bạn.

Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện những thủ tục sau:

1. Hoàn thành các thủ tục ly hôn với vợ/chồng cũ.
2. Đề nghị ghi chú việc ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 08 tháng 10 năm 2010 ngày 8/10/2010 hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài thì hồ sơ yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài và trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài như sau:
“Điều 6. Hồ sơ yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài
1. Hồ sơ yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài bao gồm:

a) Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao Bản án/Quyết định ly hôn của Toà án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao Bản thoả thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành hoặc bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp công nhận việc ly hôn;
c) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có đơn yêu cầu;
d) Bản sao hộ khẩu để chứng minh thẩm quyền ghi chú việc ly hôn theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.kết hôn với người nước ngoài
2. Hồ sơ nêu trên được lập thành 02 bộ, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Sở Tư pháp có thẩm quyền nêu tại Điều 5 Thông tư này. Đối với những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật. 
Người đề nghị ghi chú có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc ghi chú. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản và phải được chứng thực hợp lệ. Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ/chồng, con, anh, chị, em ruột của người uỷ quyền thì không cần phải có văn bản uỷ quyền”.
Điều 7. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Công văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Vụ Hành chính tư pháp) để cho ý kiến về điều kiện ghi chú.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét việc cho ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài. Nếu xét thấy bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 356 của Bộ luật Tố tụng dân sự và không có đơn yêu cầu không công nhận, thì Bộ Tư pháp gửi Công văn cho Sở Tư pháp có thẩm quyền để thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn theo hướng dẫn tại Thông tư này; nếu không đủ điều kiện, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp và giải thích rõ lý do bằng văn bản. 
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Công văn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho đương sự Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không đủ điều kiện để ghi chú thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho đương sự”.

3. Tiến hành các thủ tục đề nghị đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 24 thì bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn nộp tại Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;kết hôn với người nước ngoài

d) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

d) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;

đ) Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Dịch vụ của văn phòng luật sư bạch minh

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm nhập khẩu

Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu tại Hà Nội
1) Bản cung cấp thông tin công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm.
2) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (02 bản sao công chứng).
3) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm có đóng dấu của thương nhân Việt Nam: 02 bản photo có đóng dấu của thương nhân (về chỉ tiêu chất lượngchủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan)
4) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân).
5) 03 mẫu sản phẩm.
6) Riêng trường hợp với sản phẩm Sữa thì cần bổ xung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale): 02 bản sao y công chứng
7) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

Ngoài ra bạch minhc òn tiến hành làm thủ tục giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài


Chuẩn hoá hồ sơ, giấy tờ của khách hàng khi đăng ký kết hôn:

(i) Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn, chuẩn hoá hồ sơ, tài liệu phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;

(ii) Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như:


(i) Luật Bạch Minh sẽ chuẩn bị hồ sơ xin Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho khách hàng; và hỗ trợ khách hàng nộp Hồ sơ xinĐăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Sở Tư Pháp;

(ii) Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Tư Pháp, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

Khách hàng làm Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Văn phòng Luật Bạch Minh sẽ được luật sư chúng tôi hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đang ký kết hôn với người nước ngoài và hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí cho quý khách hàng.

Đăng ký nhãn hiệu bảo hộ Phát minh sáng chế

Đăng ký nhãn hiệu bảo hộ Phát minh sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn: có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới; có trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng công nghiệp. Trong đó:

- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

- Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

- Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ Sáng chế bao gồm:

- Tờ khai (theo mẫu);
- Bản mô tả phát minh, sáng chế (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Các tài liệu có liên quan (nếu có);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy ủy quyền (Nếu nộp đơn thông qua đại diện theo ủy quyền) 

Thời gian giải quyết đăng ký nhãn hiệu:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung
- Thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày thẩm định nội dung hoặc từ ngày công bố đơn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Cục sở hữu trí tuệ

Bạch minh được thành lập với những luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đăng kí bảo hộ phát minh, sáng chế là một thế mạnh của Bạch minh. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ một hoàn hảo, chuyên nghiệp như đúng cam kết.

Các dịch vụ Bạch minh cung cấp bao gồm:

- Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ phát minh, sáng chế,

- Cung cấp hồ sơ đăng ký bảo hộ phát minh, sáng chế,

- Đại diện giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ phát minh, sáng chế.
- công bố tiêu chuẩn sản phẩm
- làm thủ tục giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài